Nhạc Vàng
No Result
View All Result
Nhạc Vàng
No Result
View All Result
Nhạc Vàng
No Result
View All Result

“Vĩnh biệt Sài gòn” – Tình yêu của nhạc sĩ Lam Phương với Saigon hoa lệ

28/03/2021
in Ngày Xưa
0
“Vĩnh biệt Sài gòn” – Tình yêu của nhạc sĩ Lam Phương với Saigon hoa lệ
0
SHARES
1
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng sinh ra tại Rạch Giá, nội tổ của ông là người Hoa sang Việt Nam lập nghiệp. Một xuất thân không lớn lên trên “Hòn ngọc viễn đông” nhưng lại có một nỗi niềm da diết với Sài Gòn trong thời gian trước thời kỳ giải phóng qua nhạc phẩm “Vĩnh biệt Sài Gòn”. Tình yêu đó của ông thể hiện qua những hoài niệm ký ức, những hình ảnh sống động.

“Sài Gòn ơi xιɴ giã từ em

You might also like

Tìm hiểu về hoạt động ẩn mình của Thiên Địa Hội – Bang hội lớn nhất xứ Nam Kỳ.

Tìm hiểu về hoạt động ẩn mình của Thiên Địa Hội – Bang hội lớn nhất xứ Nam Kỳ.

19/12/2021
Sài Gòn xưa: Ngắm nhìn dáng hình của những ngôi trường xưa qua bộ ảnh hiếm

Sài Gòn xưa: Ngắm nhìn dáng hình của những ngôi trường xưa qua bộ ảnh hiếm

19/12/2021

Thành phố yêu ơi, xa cách muôn đời

Biết nhìn đâu, và còn tìm đâu

Song biển nào đưa ta vào cơn mơ тìин ái…”

Sài gòn xưa, một từ mà chỉ những người lớn tuổi nói với nhau để khơi gợi những kỷ niệm, để khắc ghi cho nhau về một lịch sử huy hoàng của Sài Gòn. “Bao giờ cho tới ngày xưa” là một câu nói ấn tượng mà tôi nghe được người ta nói về Sài Gòn. Một Sài Gòn mà bây giờ chỉ còn trong hồi ức “ biết tìm đâu, và còn đâu”, giờ chỉ còn lại là những kỷ niệm xa xôi cả về tưởng tượng lẫn khoảng cách đối với nhạc sĩ Lam Phương.

SAIGON 1972 - Chợ Bến Thành hình chụp từ trên cầu vượt bộ hành từ bùng binh đi qua chợ
SAIGON 1972 – Chợ Bến Thành hình chụp từ trên cầu vượt bộ hành từ bùng binh đi qua chợ

Người ta không chỉ hối tiếc Sài Gòn vì những hồi ức xa hoa lộng lẫy mà còn là cả quãng đời thanh xuân đôi lứa. Có lẽ đó là điều họ hối tiếc khi nhắc về Sài Gòn xưa mà họ hằng níu kéo, luyến lưu chuyện тìин ngọt ngào như một giấc mơ đã khép lại cùng với Sài Gòn mà ai ai cũng yêu mến.

“…Một thoáng mưa bây

Sầu dâng tê tái

Nép nhau chờ

Chờ đến bay giờ, chợt tỉnh cơn mơ…”

Sài Gòn xưa, xưa là thế nhưng tồn tại lại chẳng bao lâu, chỉ tựa như cơn mưa mùa hạ chưa kịp ướt áo mà đã vội khô. Thời gian ngắn ngủi nhưng lại thật luyến lưu, có sự tiếc nuối nào mà lại không buồn, chỉ có thể hồi tưởng, kể nhau nghe về quá khứ. Khi kể nhau nghe thì nụ cười trên môi nhưng lại đαυ xót bên trong tâm hồn vì chỉ còn lại những lời nói và tưởng tượng.

“…Nhớ ôi là nhớ từng lời yêu mặn nòng

Những đêm lạnh lẽo sao hồi hương về ngập lòng

Dòng nước mắt này gởi về cố nhân

Thương quá khi em chờ mong

Cuộc тìин thì theo cơn lóc bay

Cuộc đời thì đôi tay trắng…”

“Nhớ ơi là nhớ” đây có phải là lời nói dành cho người тìин hay là gửi gắm tới thành phố thân yêu. Một câu nói bao quát rất nhiều ý nghĩa và tâm tư của tác giả mà có lẽ thật khó để diễn tả trọn lời. Dòng nước mắt gửi về cố nhân, có lẽ không chỉ đơn sơ như vậy, không chỉ là тìин cảm thể hiện qua hàng lệ trên mi, chỉ là một người cố nhân lâu ngày không gặp mà đó còn là có một thành phố hoa lệ mà người ta đã bỏ lại trên con thuyền vượt biển tìm một chân trời mới.

Đến cuối cùng, gần đến cuối con đường chợt nhận ra không còn gì dù là тìин yêu hay sự nghiệp, kể cả thành phố ta yêu cũng không biết nơi đâu “Biết nhìn đâu, và còn tìm đâu”. Trở thành một người cô đơn có lẽ điều ông nhớ đến đầu tiên là quê hương, là nơi khởi đầu lên tất cả.

“…biết bao giờ và đến bao giờ trở lại quê hương

Hay muôn đời ta vĩnh biệt em…”

Có người thắc mắc rằng không phải ông đã hồi hương rồi sao? Đầu câu hát dường như Lam Phương đã hồi hương nhưng có lẽ đó không phải là quê hương mà ông hằng mong nhớ. Một Sài Gòn xa hoa trong xanh ngọc biếc. Liệu rằng có còn gặp lại được quê hương ông tìm kiếm, tìm lại được cố hương thân yêu? Có lẽ Lam Phương đã biết rõ câu trả lời qua câu hát “ vĩnh biệt em”. Em ở đây tính là Sài Gòn qua тιêυ bài “ Vĩnh biệt Sài gòn”, có lẽ ẩn ý của cả bài hát đã được ông bật mí qua câu trả lời cuối cùng dành cho bản thân. Có lẽ ông đã trót yêu Sài Gòn “xưa” như yêu thương một người тìин chân thật…

Saigon 1969-1970 - Không ảnh khu vực trung tâm Sài Gòn.
Saigon 1969-1970 – Không ảnh khu vực trung tâm Sài Gòn.

Bài hát tuy chỉ ngắn ngủi nhưng lại  мᴀɴg trong mình thật nhiều thông điệp của nhạc sĩ Lam Phương, một bài hát giải tỏa nỗi nhớ đồng hương, nhớ người тìин ở trong lòng ông. Mọi thứ hiện tại bên ông chỉ còn lại hình ảnh mập mờ và kỷ niệm. Giai điệu bản nhạc da diết tạo cảm giác luyến lưu, da diết cho các thính giả. Những nốt thăиg của bài hát khi ngân nga  мᴀɴg lại cho những người gắn bó với Sài Gòn xưa sự hồi tưởng mà họ mong muốn, thỏa lòng nhớ nhung trong con tim thầm kín.

Sau khi nghe được nhạc phẩm này, có lẽ chúng ta ai ai cũng ao ước có thể được một lần sinh ra tại mảnh đất Sài Gòn này trước năm 1975 để chiêm ngưỡng những điều mà lớp người đi trước tiếc nuối, điều mà mọi người đều ca tụng cho đến ngày nay. Ao ước là thế nhưng phải nhìn vào những thực tại, chỉ nên nhìn nhận quá khứ để phấn đấu cho tương lai ngày mai. Sài Gòn ngày nay cũng đẹp lắm, nhiều kỉ niệm lắm, có những con người chấp nhận ну ѕιин bản thân để giữ vững cho đất nước ngày nay, cho tương lai mai sau. Rồi một mai Sài Gòn không chỉ như ngày xưa mà còn tiến xa hơn thế nữa.

Sài Gòn ơi xιɴ giã từ em,
thành phố yêu ơi, xa cách muôn đời
biết nhìn đâu, và còn tìm đâu
sóng biển nào đưa ta vào cơn mơ тìин ái
một thoáng mưa bay
sầu dâng tê tái
nép nhau chờ
chờ đến bây giờ, chợt tỉnh cơn mơ,
mới hay rằng ta vĩnh biệt em

Nhớ ôi là nhớ từng lời yêu тìин mặn nồng
những đêm lạnh lẽo sao hồi hương về ngập lòng
dòng nước mắt này gởi về cho cố nhân
thương quá khi em chờ mong
cuộc тìин thì theo cơn lốc bay
cuộc đời thì giờ đôi tay trắng
biết bao giờ và đến bao giờ trở lại quê hương
hay muôn đời ta vĩnh biệt em

Trích lời bài hát

ShareTweetPin
Nhạc Vàng Bolero

Nhạc Vàng Bolero

Related Stories

Tìm hiểu về hoạt động ẩn mình của Thiên Địa Hội – Bang hội lớn nhất xứ Nam Kỳ.

Tìm hiểu về hoạt động ẩn mình của Thiên Địa Hội – Bang hội lớn nhất xứ Nam Kỳ.

by Nhạc Vàng Bolero
19/12/2021
0

Vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sau khi phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ bị...

Sài Gòn xưa: Ngắm nhìn dáng hình của những ngôi trường xưa qua bộ ảnh hiếm

Sài Gòn xưa: Ngắm nhìn dáng hình của những ngôi trường xưa qua bộ ảnh hiếm

by Nhạc Vàng Bolero
19/12/2021
0

Không chỉ riêng những ngôi trường nổi tiếng mới được nhắc đến, Sài Gòn ngày xưa còn rất nhiều ngôi...

Ngắm nhìn Sài Gòn của năm 1962 – có bình yên cũng có đau thương, có lung linh cũng có điêu tàn – Phần 3

Ngắm nhìn Sài Gòn của năm 1962 – có bình yên cũng có đau thương, có lung linh cũng có điêu tàn – Phần 3

by Nhạc Vàng Bolero
18/12/2021
0

Chính là câu tiêu đề "Sài Gòn của năm 1962 - có bình yên cũng có đau thương, có lung...

Ngắm nhìn Sài Gòn của năm 1962 – có bình yên cũng có đau thương, có lung linh cũng có điêu tàn – Phần 2

Ngắm nhìn Sài Gòn của năm 1962 – có bình yên cũng có đau thương, có lung linh cũng có điêu tàn – Phần 2

by Nhạc Vàng Bolero
18/12/2021
0

Chính là câu tiêu đề "Sài Gòn của năm 1962 - có bình yên cũng có đau thương, có lung...

Next Post
“Tiếng hát với cung đàn” – Ngân nga bản tình ca buồn cùng nhạc sĩ Văn Phụng

“Tiếng hát với cung đàn” - Ngân nga bản tình ca buồn cùng nhạc sĩ Văn Phụng

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

No Result
View All Result

Bài viết mới

  • Ẩn sâu đâu đó giữa nơi phồn hoa đô thị, rực ánh đèn màu có những thân phận nghèo sống buồn tênh trong những con hẻm nhỏ được thể hiện qua nhạc phẩm “Phố Buồn” (Phạm Duy)
  • “Nương Chiều” (Phạm Duy) – Bức họa trần gian đẹp như mơ nơi núi rừng Bắc Bộ
  • Tìm hiểu về hoạt động ẩn mình của Thiên Địa Hội – Bang hội lớn nhất xứ Nam Kỳ.
  • Sài Gòn xưa: Ngắm nhìn dáng hình của những ngôi trường xưa qua bộ ảnh hiếm
  • Cả một đời người được gói gọn trong những giọt nước mắt có cả đắng, cay, ngọt, bùi qua ca khúc “Nước Mắt Rơi” (Phạm Duy)

Phản hồi gần đây

  • Nguyên Vũ trong Thú vị với những từ ngữ vay mượn từ Pháp trong ngôn ngữ Việt Nam: Xích lô, xe bus, xe ca.
  • Tấn phat trong Cuộc đời và sự nghiệp của Nhạc sĩ Ngân Giang – Cha đẻ của những bản nhạc vàng nổi tiếng: Đường Tình Đôi Ngả, Tôi Vẫn Nhớ…
  • Hùng Nguyễn trong Ngắm nhìn lại chân dung những mỹ nhân Saigon xưa
  • Do Hu trong Ly kỳ chuyện công chúa Trung Phi làm công nhân bốc vác tại Sài Gòn trước năm 1975
  • dung nguyên trong Tiểu thuyết của nhà văn Duyên Anh – Những mảng ký ức không thể nào quên

    © 2021 Bản quyền thuộc về Nhạc Vàng

    No Result
    View All Result

      © 2021 Bản quyền thuộc về Nhạc Vàng