Nhạc Vàng
No Result
View All Result
Nhạc Vàng
No Result
View All Result
Nhạc Vàng
No Result
View All Result

Nhớ về cái Tết thời bao cấp: Chuyện đổi tem phiếu và xếp hàng đêm hôm

14/06/2021
in Ngày Xưa
0
Nhớ về cái Tết thời bao cấp: Chuyện đổi tem phiếu và xếp hàng đêm hôm
0
SHARES
2
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Như nhiều trẻ khác, gần Tết, tôi được mẹ sai đi xếp hàng mua thực phẩm lúc trời chưa sáng, đôi lúc tỉnh cơn ngủ gật khi có người bị móc trộm tem phiếu, khóc tu tu.

Cái rét dìu dịu với sương mù bảng lảng của Hà Nội mấy hôm nay rất giống thời tiết những ngày giáp Tết. Mới đầu tháng Chạp nhưng trong dòng người chen chúc trên phố đã có cái hối hả, tất bật kiểu thần thời gian đuổi ѕáт sau lưng. Ở shop thời тʀᴀng trẻ em gần chỗ tôi làm việc, vào cuối ngày đã có những phụ huynh тʀᴀɴн тнủ ngắm nghía, chừng như đang cân nhắc chọn quần áo cho con diện Tết. Rồi cả tiếng chép miệng “Tết nhất đến nơi rồi” của bà lão hàng bún chả bên cạnh, tất cả như kéo tôi về với hoài niệm Tết xưa, khi tôi còn là một cậu bé, và đất nước vẫn còn trong thời bao cấp.

You might also like

Tìm hiểu về hoạt động ẩn mình của Thiên Địa Hội – Bang hội lớn nhất xứ Nam Kỳ.

Tìm hiểu về hoạt động ẩn mình của Thiên Địa Hội – Bang hội lớn nhất xứ Nam Kỳ.

19/12/2021
Sài Gòn xưa: Ngắm nhìn dáng hình của những ngôi trường xưa qua bộ ảnh hiếm

Sài Gòn xưa: Ngắm nhìn dáng hình của những ngôi trường xưa qua bộ ảnh hiếm

19/12/2021

Đó là những năm đầu thập kỷ 80 thế kỷ trước. Khi bóc tờ lịch đầu tiên của tháng Chạp, bà nội tôi cũng chép miệng y như vậy, kèm theo tiếng thở dài mà lũ trẻ chúng tôi vẫn nghĩ là “cho ra vẻ quan trọng chứ Tết thích bỏ xừ”. Mấy anh em reo hò vì lại sắp được đốt pháo, được ăи nhiều bánh kẹo, được nghỉ học, lại có quần áo mới nữa. Và kể từ hôm đó, việc xé tờ lịch tường mỗi ngày cũng trở nên đầy háo hức, chờ mong.

Những bánh pháo hồng luôn khiến lũ trẻ thế hệ 7X-8X mê mẩn mỗi dịp Tết sắp đến. (Ảnh: Internet)

Thật ra thì không phải Tết năm nào chúng tôi cũng có quần áo mới. Thường thì để cho công bằng, đứa có quần thì thôi áo, có áo thôi quần. Thằng út thiệt nhất vì hay bị mẹ dụ dỗ mặc lại đồ các anh, “khuyến mãi” thêm quả bóng bay hình con thỏ. Tôi là con cả lẽ ra phải luôn được mặc đồ mới (để còn có cái cho em út kế thừa chứ), nhưng năm nào túng quá mẹ sẽ viện câu thơ “làm anh khó lắm” trong sách giáo khoa để bắt tôi chịu ну ѕιин. Chỉ mỗi thằng em kế là lợi nhất.

Có được quần áo Tết cho mấy anh em cũng không phải đơn giản. Tôi thấy mẹ và các cô chú cùng cơ quan đổi chác tem phiếu thế nào đó. Mẹ tôi luôn cố gắng đổi được nhiều phiếu vải để may quần áo mới cho con. Cuối năm, cơ quan bố tôi cũng hay có hàng Tết cho cán bộ, nhân viên, nhưng vì mỗi mặt hàng chỉ có vài món nên phải bốc thăm. Có lần bố tôi bốc được cái lốp xe đạp, ông đem đổi lấy chiếc áo ấm Liên Xô của cô đồng nghiệp; nhà cô ấy không có con тʀᴀi nên ai cũng cảm thấy mình vớ được món hời. Cái áo ấy, tôi mặc 4 Tết liền, từ chỗ dài rộng thùng thình trở nên cũn cỡn, đến lúc phải truyền cho thằng em vẫn còn rất đẹp.

Một quầy bán hàng Tết năm 1981. (Ảnh: Internet)

Nhắc đến Tết thời ấy, không thể không nhớ chuyện đi xếp hàng hộ mẹ để mua các loại nhu yếu phẩm như thịt, củi, dầu hỏa, nước mắm… Đi từ khi trời chưa sáng, cửa hàng còn nhiều tiếng đồng hồ nữa mới mở nhưng người xếp hàng đã đông như hội. Tôi ngáp sái hàm, rồi vừa ngủ gật vừa giữ chỗ, vậy mà vẫn bị người lớn bắt nạt, nhiều cô bác đến sau cứ thế chen lên trước nên khi mẹ ra thay thì thấy tôi vẫn xếp sau cả đoàn người. Thế vẫn chưa thảm bằng những người bị trộm móc mất tem phiếu, tôi từng chứng kiến mấy cô bác khóc tu tu. Những người xung quanh ái ngại, bác thì an ủi, bác thì san sẻ chút xíu trong chỗ đồ mình mua được…

Giờ có tuổi, nhớ lại thì kể được dài vậy, chứ thật ra hồi đó chả nghĩ gì, cứ nói đến Tết là vui, là háo hức, là sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ gì được bố mẹ giao, cứ như thể điều đó sẽ giúp Tết đến nhanh hơn. Tết nghĩa là được ăи ngon mặc đẹp, không phải đi học, làm gì cũng không sợ bị bố mẹ mắng, chưa kể tầm mùng 2 cô ruột về chơi cho bao nhiêu là quà nữa.

Mà thời nào chả vậy, Tết đối với trẻ con bao giờ chẳng ngập tràn niềm vui. Không biết các thế hệ sau – những người trải qua thời thơ ấu ở thập kỷ 1990, 2000…, khi hoài niệm về Tết của những ngày bé dại sẽ nhớ đến những hình ảnh, sự việc gì? Liệu họ có thấy rưng rưng thương nhớ như tôi không?

Tags: bao cấp
ShareTweetPin
Nhạc Vàng Bolero

Nhạc Vàng Bolero

Related Stories

Tìm hiểu về hoạt động ẩn mình của Thiên Địa Hội – Bang hội lớn nhất xứ Nam Kỳ.

Tìm hiểu về hoạt động ẩn mình của Thiên Địa Hội – Bang hội lớn nhất xứ Nam Kỳ.

by Nhạc Vàng Bolero
19/12/2021
0

Vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sau khi phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ bị...

Sài Gòn xưa: Ngắm nhìn dáng hình của những ngôi trường xưa qua bộ ảnh hiếm

Sài Gòn xưa: Ngắm nhìn dáng hình của những ngôi trường xưa qua bộ ảnh hiếm

by Nhạc Vàng Bolero
19/12/2021
0

Không chỉ riêng những ngôi trường nổi tiếng mới được nhắc đến, Sài Gòn ngày xưa còn rất nhiều ngôi...

Ngắm nhìn Sài Gòn của năm 1962 – có bình yên cũng có đau thương, có lung linh cũng có điêu tàn – Phần 3

Ngắm nhìn Sài Gòn của năm 1962 – có bình yên cũng có đau thương, có lung linh cũng có điêu tàn – Phần 3

by Nhạc Vàng Bolero
18/12/2021
0

Chính là câu tiêu đề "Sài Gòn của năm 1962 - có bình yên cũng có đau thương, có lung...

Ngắm nhìn Sài Gòn của năm 1962 – có bình yên cũng có đau thương, có lung linh cũng có điêu tàn – Phần 2

Ngắm nhìn Sài Gòn của năm 1962 – có bình yên cũng có đau thương, có lung linh cũng có điêu tàn – Phần 2

by Nhạc Vàng Bolero
18/12/2021
0

Chính là câu tiêu đề "Sài Gòn của năm 1962 - có bình yên cũng có đau thương, có lung...

Next Post
Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và sự nối đuôi “tươi sáng” của nhạc khúc “Bến Giang Đầu” (Nắng Chiều 2)

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và sự nối đuôi “tươi sáng” của nhạc khúc “Bến Giang Đầu” (Nắng Chiều 2)

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

No Result
View All Result

Bài viết mới

  • Ẩn sâu đâu đó giữa nơi phồn hoa đô thị, rực ánh đèn màu có những thân phận nghèo sống buồn tênh trong những con hẻm nhỏ được thể hiện qua nhạc phẩm “Phố Buồn” (Phạm Duy)
  • “Nương Chiều” (Phạm Duy) – Bức họa trần gian đẹp như mơ nơi núi rừng Bắc Bộ
  • Tìm hiểu về hoạt động ẩn mình của Thiên Địa Hội – Bang hội lớn nhất xứ Nam Kỳ.
  • Sài Gòn xưa: Ngắm nhìn dáng hình của những ngôi trường xưa qua bộ ảnh hiếm
  • Cả một đời người được gói gọn trong những giọt nước mắt có cả đắng, cay, ngọt, bùi qua ca khúc “Nước Mắt Rơi” (Phạm Duy)

Phản hồi gần đây

  • Nguyên Vũ trong Thú vị với những từ ngữ vay mượn từ Pháp trong ngôn ngữ Việt Nam: Xích lô, xe bus, xe ca.
  • Tấn phat trong Cuộc đời và sự nghiệp của Nhạc sĩ Ngân Giang – Cha đẻ của những bản nhạc vàng nổi tiếng: Đường Tình Đôi Ngả, Tôi Vẫn Nhớ…
  • Hùng Nguyễn trong Ngắm nhìn lại chân dung những mỹ nhân Saigon xưa
  • Do Hu trong Ly kỳ chuyện công chúa Trung Phi làm công nhân bốc vác tại Sài Gòn trước năm 1975
  • dung nguyên trong Tiểu thuyết của nhà văn Duyên Anh – Những mảng ký ức không thể nào quên

    © 2021 Bản quyền thuộc về Nhạc Vàng

    No Result
    View All Result

      © 2021 Bản quyền thuộc về Nhạc Vàng