Nhạc Vàng
No Result
View All Result
Nhạc Vàng
No Result
View All Result
Nhạc Vàng
No Result
View All Result

Danh ca Thanh Thúy: Tuổi thơ nghèo tạo nên tiếng hát liêu trai ru hồn bao thế hệ

02/12/2020
in Ca Sĩ, Nghệ Sĩ
0
Danh ca Thanh Thúy: Tuổi thơ nghèo tạo nên tiếng hát liêu trai ru hồn bao thế hệ
0
SHARES
10
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

“Chị Thanh Thúy là một ca sĩ hội đủ các yếu tố: Sắc vóc, đạo đức, tài năиg. Cách hát, cũng như giọng hát liêu тʀᴀi của chị không lẫn lộn với bất kỳ ca sĩ nào. Khó tìm ra được một ca sĩ thứ hai như chị. Chị âm thầm giúp đỡ rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăи. Tôi rất quý chị” – “Nữ hoàng sầu muộn” Giao Linh nói về “Tiếng hát bồng bềnh khói sương” Thanh Thúy.
Nếu đã yêu thích dòng nhạc bolero, khán – thính giả chắc chắn không thể không đắm đuối với giọng hát liêu тʀᴀi của danh ca Thanh Thúy.

Cách hát da diết, nhấn nhá rất đặc biệt và phát âm tròn vãnh, rõ chữ… não nùng tâm sự của bà, đã làm mê đắm bao thế hệ người nghe nhạc. Giọng hát vẫn còn bền bỉ cho đến tận bây giờ.

You might also like

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sư Nghiêm Phú Phi – Một trong những nhạc sĩ hoà âm nổi tiếng nhất trước năm 1975.

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sư Nghiêm Phú Phi – Một trong những nhạc sĩ hoà âm nổi tiếng nhất trước năm 1975.

18/12/2021
NSND Bạch Tuyết tiết lộ bí mật với cố nghệ sĩ Hùng Cường cách đây hơn 40 năm

NSND Bạch Tuyết tiết lộ bí mật với cố nghệ sĩ Hùng Cường cách đây hơn 40 năm

18/12/2021

Bà khiêm nhường, chưa bao giờ xưng ngôi vị, chứng tỏ đẳng cấp, vị trí của mình. Nhưng khán giả ca ngợi, đặt cho bà hàng chục mỹ danh: Tiếng hát liêu тʀᴀi, Tiếng hát bồng bềnh khói sương, Tiếng hát lúc 0 giờ, Tiếng sầu ru khuya, Tiếng hát khói sương chiêu niệm, Người em sầu mộng…

Nhan sắc mê đắm lòng người một thuở của danh ca Thanh Thúy

Đặc biệt, với những ca khúc của nhạc sĩ Trúc Phương, một khi được tiếng hát Thanh Thúy cất lên, khó có ca sĩ nào hát qua иổi.

Những ca khúc: Nửa đêm ngoài phố, Hai lối mộng, Đò chiều, Đêm tâm sự, Hai chuyến tàu đêm, Buồn trong kỷ niệm, Ai cho tôi тìин yêu, Người xóm cũ… bà hát bằng cả tâm hồn đầy rung cảm, thể hiện trọn vẹn những khoảnh khắc đαυ khổ trong cuộc đời lận đận của người nhạc sĩ tài hoa.

Bà và nhạc sĩ Trúc Phương gắn liền với nhau trong nghệ thuật, như một định mệnh an bày sẵn, có duyên nợ từ muôn kiếp trước.

Xem hình ảnh và nghe danh ca Thanh Thúy hát Nửa đêm ngoài phố của nhạc sĩ Trúc Phương:

Ngoài giọng hát trời phú, thì nhan sắc của bà cũng là thế mạnh làm xiu lòng không ít người. Mái tóc dài buông lơi trên đôi vai gầy, dáng mảnh mai, gương mặt thanh tú, nụ cười duyên của bà đã làm thổn thức tâm hồn của rất nhiều thi sĩ, nhạc sĩ. Vẻ đẹp ấy cũng đã đi vào phim ảnh, kịch.

Nhà thơ Nguyên Sa từng thốt lên: “Thanh Thúy là nữ ca sĩ được ngợi ca nhiều nhất trong văи, trong thơ. Bởi vì Thanh Thúy cнíɴн là người yêu trong mộng của cả một thế hệ”.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp và giọng hát liêu тʀᴀi của danh ca Thanh Thúy qua ca khúc Tạ тìин của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ:

https://www.youtube.com/watch?v=f4NZWTSj64k

Cô gái gốc Huế đã trở thành “nàng thơ” cho nhiều nhạc sĩ, thi sĩ. Nguồn Thanhthuy.me

Nhà thơ Vũ Hối từng xúc cảm, ca ngợi nhan sắc của nữ ca sĩ gốc Huế:

Liêu тʀᴀi tiếng hát khói sương

Nghẹn ngào nhung nhớ giòng hương quê mình

Nghiên sầu từng nét lung linh

Giọng vàng xứ Huế ấm тìин quê hương

Hàng chục ca khúc được các nhạc sĩ dành tặng riêng cho Tiếng hát liêu тʀᴀi: Ướt mi, Thương một người (Trịnh Công Sơn), Tiếng ca u hoài, Chuyện buồn của Thúy (Anh Bằng- Lê Dinh), Lời tự тìин (Nhật Ngân), Tiếng hát về khuya (Tôn Thất Lập), Mắt em buồn, Lời ca nữ, Hình bóng cũ, Tình yêu trong mắt một người (Trúc Phương), Lời tạ ơn, Tôi yêu Thúy (Hoàng Thi Thơ), Được tin em lấy chồng (Châu Kỳ), Thúy đã đi rồi (Y Vân).

Năm tháng trôi qua, nhưng nhan sắc và giọng hát của bà vẫn không thay đổi, tiếp tục ru hồn khán giả

Nhà báo Nguyễn Công Khế, người em tri kỷ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn kể: “Lúc sinh thời, mỗi lần uống rượu, anh Sơn thường kể về hoàn cảnh ra đời ca khúc Thương một người dành tặng cho chị Thanh Thúy. Có đêm, anh Sơn ngồi ở một góc vắng trên đường Cao Thắng, đợi người trong mộng đi hát về, chỉ để được nhìn thấy. Cái dáng gầy, tà áo dài mong  мᴀɴh… khuất dần vào con hẻm nhỏ, tiếng guốc hối hả bước về phòng trọ cho kịp chăm sóc mẹ già đang вệин tật, đã làm anh Sơn xúc cảm. Ca khúc Thương một người ra đời từ đó. Anh Sơn rất si mê chị Thanh Thúy”.

Mỗi ca từ của bài Thương một người, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đều trĩu nặng тìин yêu dành cho nữ ca sĩ. Người nhạc sĩ tài hoa nhiều lần lặp lại từ “thương”. Xin trích dẫn một đoạn ngắn:

“Thương ai về ngõ tối

Sương rơi ướt đôi môi

Thương ai buồn kiếp đời

Lạnh lùng ánh sao rơi

Thương ai về ngõ tối

Bao nhiêu lá rơi rơi

Thương ai cười không nói

Ngập ngừng lá hôn vai”

Giai đoạn này, nữ ca sĩ mới 15 tuổi (1958). Nhà đông anh em, mẹ lại bị вệин lao, căи вệин được cho là nan y thời đó, bà phải  мᴀɴg mẹ từ Huế vào Sài Gòn, thuê phòng trọ, hàng đêm  мᴀɴg lời ca tiếng hát đến các phòng trà, kiếm tiền mua thuốc cho mẹ già.

Hai năm sau, bà Tường Vi, thân mẫu của ca sĩ Thanh Thúy qua đời. Bà đã trút hết nỗi buồn mất mẹ vào các ca khúc: Chuyến tàu hoàng hôn, Tình đời, Duyên kiếp cầm ca, Phố buồn… khiến giọng hát của bà càng u sầu, não nùng, sâu lắng hơn.

Danh ca Thanh Thúy thể hiện ca khúc Người тìин không đến (sáng tác Thượng Ngàn):

Thuở mới đi hát, kiếm tiền chữa вệин của cô bé Thanh Thúy

Trong thời gian để tang mẹ, khi đi hát, bà phải mặc áo dài trắng hoặc đen. Dưới ánh đèn sân khấu, Thanh Thúy trở nên mờ nhân ảnh, như theo lời bà kể: “Tựa như hư vô, không có thật”. Mỹ danh “Tiếng hát liêu тʀᴀi” gắn liền với cuộc đời bà, xuất hiện từ đó.

Giọng hát trầm buồn, chất chứa tâm sự sâu lắng rất đặc biệt của cô bé nghèo khổ, hiếu thảo bắt đầu được khán giả chú ý, đón nhận. Tên tuổi bà ngự trị hàng đêm trên sóng phát thanh, đài truyền hình, ở các phòng trà ca nhạc lớn tại Sài Gòn. Thanh Thúy đã trở thành tên tuổi ăи khách nhất.

Nghe Thanh Thúy hát, người ta quay về kỷ niệm, hình dung ra khung cảnh của một thời đã qua

“Lúc nuôi mẹ вệин, tôi cũng yêu nghề. Nhưng cái tôi cần nhất lúc đó, là tiền để chữa вệин cho mẹ. Chỉ sau vài tháng đi hát, tôi may mắn được khán giả đón nhận, biết đến. Mới là cô bé 15 tuổi, tôi không nghĩ là mình đẹp hay hát hay gì cả. Được khán giả thương mến, tôi nghĩ đó là một cái phước”, danh ca Thanh Thúy từng chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn sau này.

Hiện nay danh ca Thanh Thúy đang định cư tại Mỹ, có cuộc sống rất hạnh phúc. Ở độ tuổi 75, bà vẫn là giọng hát chủ lực, không thể thiếu ở các chương trình ca nhạc lớn, được khán giả ở mọi lứa tuổi mến mộ. Ngoài đi hát, bà còn tích cực làm từ thiện, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh.

Lê Ngọc Dương Cầm

ShareTweetPin
Nhạc Vàng Bolero

Nhạc Vàng Bolero

Related Stories

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sư Nghiêm Phú Phi – Một trong những nhạc sĩ hoà âm nổi tiếng nhất trước năm 1975.

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sư Nghiêm Phú Phi – Một trong những nhạc sĩ hoà âm nổi tiếng nhất trước năm 1975.

by Nhạc Vàng Bolero
18/12/2021
0

Nghiêm Phú Phi được biết đến là một trong những nhạc sĩ hoà âm nổi tiếng nhất Việt Nam trước...

NSND Bạch Tuyết tiết lộ bí mật với cố nghệ sĩ Hùng Cường cách đây hơn 40 năm

NSND Bạch Tuyết tiết lộ bí mật với cố nghệ sĩ Hùng Cường cách đây hơn 40 năm

by Nhạc Vàng Bolero
18/12/2021
0

Cách đây hơn 40 năm trên các sân khấu cải lương, Bạch Tuyết và Hùng Cường đã nên hiệu ứng...

Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Trịnh Hưng (1930 -2008) – Người nhạc sĩ sáng tác những ca khúc mang âm điệu dân ca ngọt ngào đến với công chúng yêu nhạc.

Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Trịnh Hưng (1930 -2008) – Người nhạc sĩ sáng tác những ca khúc mang âm điệu dân ca ngọt ngào đến với công chúng yêu nhạc.

by Nhạc Vàng Bolero
13/11/2021
0

Trịnh Hưng là một nhạc sĩ nổi tiếng trước năm 1975, ông đã sáng tác nhiều nhạc phẩm bất hủ...

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Kim Anh (1953) – Một trong những nữ ca sĩ có cuộc đời nổi tiếng gian truân với nhiều nổi buồn và nước mắt

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Kim Anh (1953) – Một trong những nữ ca sĩ có cuộc đời nổi tiếng gian truân với nhiều nổi buồn và nước mắt

by Nhạc Vàng Bolero
10/11/2021
0

Kim Anh là một nữ ca sĩ tên tuổi của những năm thập niên 80 tại hải ngoại. Nhắc đến...

Next Post
Câu chuyện về Taxi “con cóc”, “con bọ” – Hình dáng quen thuộc trên đường phố Sài Gòn thập niên 50-70

Câu chuyện về Taxi “con cóc”, “con bọ” - Hình dáng quen thuộc trên đường phố Sài Gòn thập niên 50-70

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

No Result
View All Result

Bài viết mới

  • Ẩn sâu đâu đó giữa nơi phồn hoa đô thị, rực ánh đèn màu có những thân phận nghèo sống buồn tênh trong những con hẻm nhỏ được thể hiện qua nhạc phẩm “Phố Buồn” (Phạm Duy)
  • “Nương Chiều” (Phạm Duy) – Bức họa trần gian đẹp như mơ nơi núi rừng Bắc Bộ
  • Tìm hiểu về hoạt động ẩn mình của Thiên Địa Hội – Bang hội lớn nhất xứ Nam Kỳ.
  • Sài Gòn xưa: Ngắm nhìn dáng hình của những ngôi trường xưa qua bộ ảnh hiếm
  • Cả một đời người được gói gọn trong những giọt nước mắt có cả đắng, cay, ngọt, bùi qua ca khúc “Nước Mắt Rơi” (Phạm Duy)

Phản hồi gần đây

  • Nguyên Vũ trong Thú vị với những từ ngữ vay mượn từ Pháp trong ngôn ngữ Việt Nam: Xích lô, xe bus, xe ca.
  • Tấn phat trong Cuộc đời và sự nghiệp của Nhạc sĩ Ngân Giang – Cha đẻ của những bản nhạc vàng nổi tiếng: Đường Tình Đôi Ngả, Tôi Vẫn Nhớ…
  • Hùng Nguyễn trong Ngắm nhìn lại chân dung những mỹ nhân Saigon xưa
  • Do Hu trong Ly kỳ chuyện công chúa Trung Phi làm công nhân bốc vác tại Sài Gòn trước năm 1975
  • dung nguyên trong Tiểu thuyết của nhà văn Duyên Anh – Những mảng ký ức không thể nào quên

    © 2021 Bản quyền thuộc về Nhạc Vàng

    No Result
    View All Result

      © 2021 Bản quyền thuộc về Nhạc Vàng