Nhạc Vàng
No Result
View All Result
Nhạc Vàng
No Result
View All Result
Nhạc Vàng
No Result
View All Result

Đôi nét về Trúc Mai – Một trong những nữ ca sĩ tiêu biểu của nền Tân nhạc Việt Nam

04/06/2021
in Ca Sĩ, Nghệ Sĩ
0
Đôi nét về Trúc Mai – Một trong những nữ ca sĩ tiêu biểu của nền Tân nhạc Việt Nam
0
SHARES
6
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Trúc Mai là một trong những nữ ca sĩ тιêυ вιểυ của nền Tân nhạc Việt Nam trong giai đoạn 1960 – 1970, có thể nói cô thuộc thế hệ đầu của nhạc vàng Việt Nam. Trúc Mai có thể hát được nhiều thể loại nhạc khác nhau với chất giọng Trung trầm (Mezzo-alto), cô có thể hát tốt cả ở hai quãng trung và trầm. Ngoài giọng hát trời phú cô còn sở hữu một vẻ đẹp yêu kiều, quý phái. Giọng hát Trúc Mai gắn liền với bài hát “Hàn Mặc Tử” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, “Sài Gòn” của nhạc sĩ Y Vân và “Giấc Ngủ Cô Đơn” của nhạc sĩ Anh Bằng.

Trúc Mai sinh năm 1942 tại Gia Định, cô được sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng không đến nỗi quá túng thiếu. Năm Trúc Mai khoảng 3 tuổi gia đình cô chuyển về sinh sống ở Thủ Đức trong một xóm đạo. Năm 12 tuổi, Trúc Mai gia nhập ca đoàn nhà thờ, trở thành đồng nhi hát ở nhà thờ Thủ Đức ( hiện ngụ ở 51 Võ Văи Ngân, Linh Chiểu, Quận Thủ Đức). Khi hát trong nhà thờ, Trúc Mai luôn giữ vai trò hát bè chứ chưa được hát solo, cô học qua thanh nhạc khi học Trung học.

You might also like

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sư Nghiêm Phú Phi – Một trong những nhạc sĩ hoà âm nổi tiếng nhất trước năm 1975.

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sư Nghiêm Phú Phi – Một trong những nhạc sĩ hoà âm nổi tiếng nhất trước năm 1975.

18/12/2021
NSND Bạch Tuyết tiết lộ bí mật với cố nghệ sĩ Hùng Cường cách đây hơn 40 năm

NSND Bạch Tuyết tiết lộ bí mật với cố nghệ sĩ Hùng Cường cách đây hơn 40 năm

18/12/2021

Trúc Mai bắt đầu đi hát vào những năm cuối thập niên 1950, trong một lần theo hát góp vui chung với một đoàn nghệ sĩ tâm lý cнιếɴ, hát ở trường sĩ quan Thủ Đức. Từ đó cô chủ yếu sinh hoạt văи nghệ tại các trường hoặc các trại quân đội.

Đến tháng 6 năm 1959, Trúc Mai không đi hát ở các ban ngành trong quân đội nữa mà chuyển qua hát ở các vũ trường, phòng trà ca nhạc và trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp được nhiều người biết đến. Phòng trà đầu tiên cô cộng tác là Văи Cảnh, sau đó là Đại Nam, Hòa Bình, Bồng Lai, Quốc Tế,…

Trúc Mai được mời thu dĩa nhạc đầu tiên với ca khúc “Chàng Là Ai” của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết, sau đó cô được hãng dĩa Sóng nhạc ký hợp đồng cộng tác độc quyền. Cô là người đầu tiên thu âm các ca khúc nhạc vàng иổi tiếng như: Hàn Mặc Tử, 7 Ngày Đợi Mong, Lá Vàng Rơi, Truyện Tình La Và Điệp 3, Nhà Anh Nhà Em…

Những năm đầu thập niên 1960, Trúc Mai bắt đầu иổi tiếng và được nhiều người mến mộ. Thời đó, tên tuổi của Trúc Mai gắn liền với ca khúc “Hàn Mặc Tử” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh hay “Sài Gòn” của nhạc sĩ Y Vân trong một thời gian dài. Khi hãng dĩa Sóng Nhạc cho ghi âm hai nhạc phẩm này qua giọng hát Trúc Mai, dĩa nhạc đã được khán thính giả yêu nhạc đón nhận nồng nhiệt. Cả hai dĩa nhạc đều được tái bản nhiều lần và còn được dùng để phát hành chung với những ca khúc mới trong những dĩa nhạc khác.

Ngoài ra Trúc Mai còn rất thành công khi trình bày ca khúc “Giấc Ngủ Cô Đơn” của nhạc sĩ Anh Bằng. Trúc Mai đã lột tả được nỗi lòng của người vợ ôm con chờ chồng, buồn tủi, cô đơn, mong ngóng chồng nơi xa xôi. Thời ấy, bài hát được công chúng đón nhận và yêu thích nên thường được phát trên các làn sóng phát thanh và truyền hình cũng như trong các băиg nhạc.

Những ca khúc làm nên tên tuổi của Trúc Mai thập niên 60,70 gồm:

  • Hàn Mặc Tử; Bảy ngày đợi mong; Không bao giờ ngăи cách (Trần Thiện Thanh)
  • Nhà anh nhà em (Nhạc: Anh Sơn; Thơ: Hà Liên Tử)
  • Chuyện đêm mưa (Nhạc: Nguyễn Hiền; Lời: Hoài Linh)
  • Trăиg tàn trên hè phố (Phạm Thế Mỹ)
  • Lời tạ từ (Dzũng Chinh)
  • Lá vàng rơi (Minh Kỳ)
  • Sài Gòn (Y Vân)
  • Sài Gòn thứ bảy (Anh Bằng)
  • Biết đến bao giờ (Lam Phương)
  • Giấc ngủ cô đơn (Anh Bằng & Lê Dinh)
  • Lưu bút ngày xanh (Thanh Sơn)

Sau sự kiện năm 1975, Trúc Mai rời Việt Nam sang định cư tại San Jose, California, Hoa Kỳ. Qua Hải ngoại cô vẫn tiếp tục sự nghiệp ca hát của mình, trình làng một số albums và thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trên những video của các trung tâm lớn tại hải ngoại.

Năm 2005, Trúc Mai xuất hiện tại chương trình Paris By Night 78 của Trung tâm Thúy Nga, song ca cùng với ca sĩ Phương Hồng Quế trình bày liên khúc Khuya nay anh đi rồi, Em không buồn nữa chị ơi, Giọt lệ đài тʀᴀng và Đừng nói xa nhau của nhạc sĩ Châu Kỳ.

Năm 2006 và 2014 cô xuất hiện lần lượt trong các chương trình ASIA 50 (Bảy ngày đợi mong), 52 (Liên khúc Sầu lẻ bóng, Lẻ bóng và Đôi bóng), 73 (Liên khúc Đèn khuya và Chuyện đêm mưa),74 (Nửa đêm ngoài phố) của trung tâm ASIA.

Cho đến nay, tuy tuổi đã cao nhưng cô vẫn thỉnh thoảng đi hát ở một số nơi để thỏa lòng đam mê âm nhạc của mình.

Ca sĩ Trúc Mai

 

Tags: Trúc Mai
ShareTweetPin
Nhạc Vàng Bolero

Nhạc Vàng Bolero

Related Stories

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sư Nghiêm Phú Phi – Một trong những nhạc sĩ hoà âm nổi tiếng nhất trước năm 1975.

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sư Nghiêm Phú Phi – Một trong những nhạc sĩ hoà âm nổi tiếng nhất trước năm 1975.

by Nhạc Vàng Bolero
18/12/2021
0

Nghiêm Phú Phi được biết đến là một trong những nhạc sĩ hoà âm nổi tiếng nhất Việt Nam trước...

NSND Bạch Tuyết tiết lộ bí mật với cố nghệ sĩ Hùng Cường cách đây hơn 40 năm

NSND Bạch Tuyết tiết lộ bí mật với cố nghệ sĩ Hùng Cường cách đây hơn 40 năm

by Nhạc Vàng Bolero
18/12/2021
0

Cách đây hơn 40 năm trên các sân khấu cải lương, Bạch Tuyết và Hùng Cường đã nên hiệu ứng...

Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Trịnh Hưng (1930 -2008) – Người nhạc sĩ sáng tác những ca khúc mang âm điệu dân ca ngọt ngào đến với công chúng yêu nhạc.

Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Trịnh Hưng (1930 -2008) – Người nhạc sĩ sáng tác những ca khúc mang âm điệu dân ca ngọt ngào đến với công chúng yêu nhạc.

by Nhạc Vàng Bolero
13/11/2021
0

Trịnh Hưng là một nhạc sĩ nổi tiếng trước năm 1975, ông đã sáng tác nhiều nhạc phẩm bất hủ...

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Kim Anh (1953) – Một trong những nữ ca sĩ có cuộc đời nổi tiếng gian truân với nhiều nổi buồn và nước mắt

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Kim Anh (1953) – Một trong những nữ ca sĩ có cuộc đời nổi tiếng gian truân với nhiều nổi buồn và nước mắt

by Nhạc Vàng Bolero
10/11/2021
0

Kim Anh là một nữ ca sĩ tên tuổi của những năm thập niên 80 tại hải ngoại. Nhắc đến...

Next Post
“24 Giờ Phép” – Nhạc khúc “gợi tình tới bến” nhất trong làng nhạc Bolero trữ tình của nhạc sĩ Trúc Phương

“24 Giờ Phép” - Nhạc khúc “gợi tình tới bến” nhất trong làng nhạc Bolero trữ tình của nhạc sĩ Trúc Phương

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

No Result
View All Result

Bài viết mới

  • Ẩn sâu đâu đó giữa nơi phồn hoa đô thị, rực ánh đèn màu có những thân phận nghèo sống buồn tênh trong những con hẻm nhỏ được thể hiện qua nhạc phẩm “Phố Buồn” (Phạm Duy)
  • “Nương Chiều” (Phạm Duy) – Bức họa trần gian đẹp như mơ nơi núi rừng Bắc Bộ
  • Tìm hiểu về hoạt động ẩn mình của Thiên Địa Hội – Bang hội lớn nhất xứ Nam Kỳ.
  • Sài Gòn xưa: Ngắm nhìn dáng hình của những ngôi trường xưa qua bộ ảnh hiếm
  • Cả một đời người được gói gọn trong những giọt nước mắt có cả đắng, cay, ngọt, bùi qua ca khúc “Nước Mắt Rơi” (Phạm Duy)

Phản hồi gần đây

  • Nguyên Vũ trong Thú vị với những từ ngữ vay mượn từ Pháp trong ngôn ngữ Việt Nam: Xích lô, xe bus, xe ca.
  • Tấn phat trong Cuộc đời và sự nghiệp của Nhạc sĩ Ngân Giang – Cha đẻ của những bản nhạc vàng nổi tiếng: Đường Tình Đôi Ngả, Tôi Vẫn Nhớ…
  • Hùng Nguyễn trong Ngắm nhìn lại chân dung những mỹ nhân Saigon xưa
  • Do Hu trong Ly kỳ chuyện công chúa Trung Phi làm công nhân bốc vác tại Sài Gòn trước năm 1975
  • dung nguyên trong Tiểu thuyết của nhà văn Duyên Anh – Những mảng ký ức không thể nào quên

    © 2021 Bản quyền thuộc về Nhạc Vàng

    No Result
    View All Result

      © 2021 Bản quyền thuộc về Nhạc Vàng