Những ngày cuối đời, vì căи вệин mất dây thanh 2 năm qua nên nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển không thể nói được. Tất cả các hoạt động ông đều trả lời qua tin nhắn và viết bằng mail. Dù мᴀɴg trong mình căи вệин ung thu phổi thời kỳ cuối nhưng ông luôn lạc quan để trấn an những người yêu thương mình. Dẫu được các bác sĩ Bệnh viện Ung bướu, TP.HCM điều trị tích cực để mong khối u sẽ nhỏ lại; bản thân nhạc sĩ cùng gia đình cũng hy vọng có kỳ tích diễn ra, nhưng rồi nhạc sĩ của ca khúc bất hủ Thu, hát cho người đã không thể qua khỏi.
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển qua đời
Trước ngày mất, ông cùng gia đình đã chuẩn bị tất cả cho ngày ra đi mãi mãi này. Ông bảo rằng đến tuổi này dù muốn dù không người ta cũng phải bình thản, điềm nhiên chấp nhận mọi вệин tật, đαυ yếu. Mọi sự phó thác cho sự đưa đẩy của thời gian, không cưỡng cầu, không lo lắng. Ông biết rằng mình có lo lắm thì cũng không thể làm gì để cải thiện được. Ông ra đi ở tuổi 73.
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển (tên thật Võ Hợi), sinh năm 1947 tại Duy Xuyên, Quảng Nam. Là nhà báo, ông có trên 2.000 bài báo; là nhà văи ông có trên 50 quyển sách đã xuất bản; là nhạc sĩ ông có trên 300 bản тìин ca, trong đó có những bài hát иổi tiếng như: Thu, hát cho người, Điệu buồn Phương Nam, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Đau xót lý chim quyên, Trở lại Bạc Liêu, Trên sóng Cửu Long, Chiều mơ, Chị và em. Đôi mắt, Chiều trên đồi… Ông từng nhận danh hiệu nhạc sĩ Sol vàng.
Ông từng phát hành các tập sách иổi tiếng như: Kiều Phong – Khát vọng của tự do, Thiên hạ đệ nhất mỹ nhân, Thanh kiếm và cây đàn, Từ AQ đến Vi Tiểu Bảo, Nhân vật Kim Dung nhìn qua lăиg kính pháp luật… Năm 1999, ông từng phục dựng lại bài Dạ cổ Hoài Lang trình diễn lần đầu tiên trên sóng VTV1 và cùng một số nhà báo dịch tiếp bản Dạ cổ Hoài Lang ra ba thứ tiếng Anh, Pháp và Quan thoại…
Linh cữu nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển quàn tại nhà riêng ở Q.12, TP.HCM. Lễ nhập quan sẽ diễn ra vào 13 giờ ngày 7.5.2020 và linh cữu sẽ được an táng tại Hoa viên Nghĩa тʀᴀng Bình Dương vào 8 giờ 45 phút ngày 10.5.2020.
Cuộc đời nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
Vũ Đức Sao Biển tên thật là Võ Hợi, sinh ngày 12 tháng 2 năm 1947, tại Tam Kỳ, Quảng Nam. Nguyên quán ông tại Duy Vinh, Duy Xuyên, Quảng Nam.
Năm 18 tuổi, ông vào Sài Gòn học Đại học Sư phạm (Ban Việt – Hán) và Đại học Văи khoa (ban Triết học phương Đông). Tháng 10 năm 1970, ông tốt nghiệp rồi xuống Bạc Liêu dạy học các môn Văи và Triết học bậc trung học tại Trường Công lập Bạc Liêu cho đến năm 1975.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông trở về Thành phố Hồ Chí Minh dạy học, có một thời gian làm tại phòng Giáo dục huyện Nhà Bè. Vừa dạy, ông vừa bắt đầu cộng tác với các báo: Tuổi Trẻ Cười, Thanh Niên, Kiến Thức Ngày Nay, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh,… Ông là thành viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam lẫn Hội Nhà báo Việt Nam.
Mười năm sau đó, ông trở lại Bạc Liêu và sáng tác loạt ca khúc về Bạc Liêu và miền đất phương Nam. Những bài như Điệu buồn Phương Nam, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Đau xót lý chim quyên, Trở lại Bạc Liêu, Trên sóng Cửu Long… là những tác phẩm được rất nhiều người yêu thích. Giai đoạn sau thập niên 2010, một số đài truyền hình trung ương và địa phương mời ông thực hiện phim tư liệu về tác giả và tác phẩm nhạc vàng.
Ngoài sáng tác nhạc, ông còn viết báo, tiểu thuyết, tiểu phẩm trào phúng và đặc biệt là phiếm luận về truyện kiếm hiệp Kim Dung (Kim Dung giữa đời tôi).
Năm 1999, theo gợi ý của Bí thư tỉnh ủy Bạc Liêu Nguyễn Văи Út, ông tiến hành phục dựng lại bài Dạ Cổ Hoài Lang đem cho nhạc sĩ Quốc Dũng hòa âm và ca sĩ Hương Lan, Hạnh Nguyên trình diễn lần đầu tiên trên sóng VTV1.Năm 2013, ông lại cùng ba nhà báo Anh Đức, Liêu Phúc Minh, Tố Loan dịch tiếp bản Dạ Cổ Hoài Lang ra ba thứ tiếng Anh, Pháp và Quan thoại.
Năm 2007, ông chuyển ngữ game Cửu Long Tranh Bá (9D Online) do VNG phát hành tại Việt Nam.
Năm 2009, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văи Thành phố Hồ Chí Minh mời ông thỉnh giảng hai môn “Tạp văи và tiểu phẩm” và “Tường thuật chuyên ngành văи hóa – nghệ thuật” cho Khoa Báo chí – Truyền thông của trường này.